Bất kể là pha chế, nấu ăn hay làm bánh, bạn đều có thể dễ dàng bắt gặp đường trong danh sách nguyên liệu. Đây là điều dễ hiểu bởi đường là nguyên liệu trực tiếp giúp tạo ra vị ngọt cho thực phẩm.
Đường có nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có công dụng và cách dùng khác nhau. Một số loại đường có thể thay thế cho nhau, tuy nhiên cũng có những loại chỉ phù hợp với một số thực phẩm nhất định.
Cùng Unibar tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại đường thông qua bài viết này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao chất liệu ấm trà lại ảnh hưởng đến chất lượng trà?
- Trà Thiết Quan Âm – trà thượng hạng của đất nước Trung Hoa
- Top 5 thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất tại “đất mẹ” Đài Loan
Bạn có biết 9 loại đường phổ biến nhất hiện nay là những loại nào không?
Mục lục
1. Đường kính
Đường kính là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các hoạt động nấu ăn, pha chế, làm bánh. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của nguyên liệu này ở khắp mọi nơi, từ nhà bếp, quán cà phê, tiệm bánh, siêu thị,… đâu đâu cũng thấy loại nguyên liệu này xuất hiện.
Đường kích có hạt đường kích thước nhỏ với thành phần 100% từ mía. Nhờ sử dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính nên đường kính có màu trắng ngà, vị ngọt sâu và dễ hòa tan. Khi dùng đường kính, người ta thường trực tiếp hòa tan đường với các nguyên liệu khác hoặc sử dụng nhiệt để đun cho đường chảy ra.
Đường kính
2. Đường nâu
Đường nâu là loại đường mềm chưa tinh luyện hoặc được tinh luyện một phần, có màu vàng nâu nhạt và mùi thơm nồng hơn so với đường kính. Loại đường này có màu đặc trưng do có sự xuất hiện của rỉ đường. Tính hút ẩm của rỉ đường cũng khiến đường nâu có độ ẩm cao.
Loại đường này có công dụng giúp tạo màu tự nhiên, tăng hương vị cho các món ăn như kho, ướp, nướng thịt,… và dùng để làm các loại bánh ngọt, topping đồ uống như trân châu đường đen, làm caramel,….
Đường nâu
3. Siro đường
So với đường cát (đường kính, đường nâu,…) thì siro đường được ứng dụng nhiều hơn trong pha chế. Siro đường thường có vị ngọt tinh tế và dễ hòa tan hơn so với những loại đường cát khác. Đặc biệt hơn nữa khi chỉ có siro đường có thể sử dụng cùng với Máy đo định lượng đường, điều này giúp barista tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi pha chế.
Có 2 loại siro đường chính được sử dụng trong pha chế là siro đường phèn và siro đường cát. Siro đường phèn sẽ có vị ngọt đậm và sâu, trong khi siro đường cát sẽ có vị ngọt thanh dịu nhẹ hơn. Tùy vào loại đồ uống pha chế mà bạn sẽ sử dụng loại siro đường tương ứng, vì thế hãy nhớ check kỹ trước khi mua.
Và lưu ý nên chọn loại siro đường do các nhà máy sản xuất chứ không nên sử dụng siro đường tự chế bằng cách xay đường kính, vì những loại siro tự chế này sẽ không thể có vị chuẩn và cũng không sử dụng được với Máy đo định lượng đường. Các bạn chỉ nên sử dụng nước đường tự chế để “chữa cháy” những khi hết siro đường thôi nhé!
Tham khảo:
Siro đường là loại đường phù hợp nhất để sử dụng trong pha chế
4. Đường bột
Đường bột có dạng bột mịn và có khả năng hòa tan tốt hơn đường kính và kém hơn đường nước. Loại đường này thường được sử dụng để làm fondant (dùng trang trí bánh gato) hoặc rắc trực tiếp lên trên mặt bánh ngọt để trang trí. Ngoài ra, loại đường này còn dùng để đánh bông kem cheese, bơ lạt, giúp tạo độ ẩm cho bánh trong quá trình nướng.
Đường bột hay được dùng nhiều nhất trong làm bánh
5. Đường phèn
Đường phèn là loại đường saccarose ở dạng kết tinh, có kích thước to, màu trắng hơi trong và màu vàng nâu. Bởi vì loại đường này được tinh chế từ đường trắng và loại bỏ tạp chất nên khá ít ngọt, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt.
Đường phèn được sử dụng để nấu các món chè, làm nước giải khát, nước sâm,… để tạo vị ngọt thanh và giải nhiệt vào mùa hè. Người ta cũng sử đụng dường phèn trong một số bài thuốc trị ho hoặc giải nhiệt nóng trong người.
Đường phèn
6. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là đặc sản của vùng đất An Giang. Loại đường này được làm từ trái thốt nốt, có chất đường mềm mịn, cho vị ngọt mát, chua nhẹ với mùi thơm dễ chịu. Đường thốt nốt thường ở dạng bánh đường, người ta sẽ phải dùng dao hoặc thìa để cạo nhẹ lấy phần đường mỗi khi sử dụng.
Đường thốt nốt được sử dụng nhiều nhất để tạo màu tự nhiên cho nước đường khi chế biến các món bánh tằm, bánh trôi, bánh bò,… hoặc được sử dụng để kho cá, nấu chè,…
Đường thốt nốt
7. Mật mía
Mật mía được sản xuất ra bằng cách chưng cất nước mía, hay còn gọi là kéo tre / kéo mật. Mật mía ở dạng siro lỏng tương tự như siro đường cát hoặc siro đường phèn, nhưng có màu nâu vàng óng và vị thanh ngọt.
Người ta thường sử dụng mật mía trong chế biến các món ăn hàng ngày như ướp thịt, kho cá, làm bánh, nấu chè,…
Mật mía
8. Mật ong
Trong số những loại đường nước, cùng với siro đường thì mật ong là loại đường được yêu thích và sử dụng nhiều nhất. Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa, có dạng chất lỏng hơi đặc, có màu nâu hoặc vàng nâu, vị ngọt hơn so với đường kính.
Tuy khá ngọt nhưng mật ong lại là một chất rất tốt, đường trong mật ong không chứa cholesterol và rất giàu vitamin, chính vì thế ngoại trừ nấu ăn, pha chế thì người ta còn sử dụng mật ong để làm các sản phẩm dưỡng da, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, dạ dày,…
Mật ong
9. Mạch nha
Mạch nha là loại đường được sản xuất từ mầm ngũ cốc, có độ dẻo nhưng không bị dai, màu vàng trong, vị ngọt thanh và mùi thơm dịu. Nhờ vị ngọt tự nhiên nên mạch nha thường được sử dụng để nấu chè, làm bánh kẹo, chế biến một số món ăn, thức uống hoặc có thể dùng kèm với các món như bánh tráng, khoai, sắn,….
Mạch nha
Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa thì bạn hãy nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo trên mục blog của Unibar nhé!
————-
UNIBAR – Nhà cung cấp thiết bị pha chế hàng đầu Việt Nam
1. Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Đồng Phát Parkview Tower, KCN Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội
2. Hotline: 19009207
3. Website: unibarvietnam.vn – univietnam.vn
4. Email: info@univietnam.com.vn