Chưa bao giờ mà kinh doanh take-away lại là hình thức kinh doanh phổ biến trong ngành dịch vụ đồ uống như hiện nay. Sự ra đời và phát triển vượt bậc của các app đặt đồ ăn, thức uống như Grab, ShopeeFood, BaeMin,… đã giúp các quán cà phê, trà sữa mở ra một nhánh kinh doanh mới – kinh doanh đồ uống take-away. Nhiều thương hiệu vô cùng kỳ vọng vào hình thức kinh doanh này bởi niềm tin doanh thu và nhận diện sẽ tăng khi thương hiệu của mình gia nhập. Một số khác lại không mấy mặn mà vì nhìn thấy nhiều bất cập tiềm ẩn của kinh doanh take-away.
Trong bài viết này, Unibar sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về kinh doanh take-away và những ưu, nhược điểm của hình thức này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Tất tần tật về cốc take away – vật dụng cần có khi mở quán cafe, trà sữa, trà chanh
- 4 cạm bẫy nên tránh khi kinh doanh quán cafe
- [KINH DOANH F&B] Thân thiện với môi trường – Xu hướng kinh doanh quán cafe trong tương lai
Ưu, nhược điểm của hình thức kinh doanh take-away là gì?
Mục lục
1. Kinh doanh take-away là gì?
“Take-away” là từ có nguồn gốc từ tiếng Anh, có nghĩa là “mang đi”. Chúng ta có thể hiểu rằng kinh doanh take-away là hình thức kinh doanh mà đồ ăn/đồ uống được mang đi thay vì được thưởng thức tại nơi làm ra nó (café, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa,…).
Hình thức kinh doanh take-away đã có tại Việt Nam nhiều năm trước, tuy nhiên khi đó người ta không gọi đó là “take-away” mà chỉ gọi đơn giản với cái tên thuần Việt là “bán mang về”. Thời điểm đó người ta chỉ đóng gói đồ ăn đơn giản với túi ni lông, nhà hàng nào sang trọng lắm mới có hộp nhựa/hộp xốp để gói đồ ăn. Trong khi đó đối với đồ uống, người ta thường sử dụng cốc nhựa, chai nhựa với nắp nhựa đơn giản (không phải là loại có màng dập như bây giờ), hình thức còn đơn sơ và chưa được đẹp và chuyên nghiệp như bây giờ.
Theo thời gian khi ngành dịch vụ ăn uống phát triển rực rỡ hơn, với sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu trà sữa, chuỗi cà phê, chuỗi nhà hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria,… người ta bắt đầu chăm chút hơn cho hình thức kinh doanh này bằng cách có những cách đóng gói đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, khi đó khách hàng vẫn phải đến tận quán để lấy vì chỉ có rất ít nơi có dịch vụ ship đồ ăn đồ uống.
Phải đến khi Now xuất hiện (tiền thân của ShopeeFood), người ta mới dần bắt đầu đặt đồ ăn đồ uống qua ứng dụng thứ 3 để không phải đến tận nơi nữa. Sự gia nhập của Grab, Baemin vào thị trường này càng khiến cho hình thức kinh doanh take-away trở nên phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Giờ đây, người ta đã quá quen với hình thức kinh doanh này và dần có thói quen đặt đồ ăn qua ứng dụng của bên thứ 3. Nhiều quán ăn, tiệm bánh, cửa hàng đồ uống thậm chí còn không có “cửa hàng” đúng nghĩa mà chỉ kinh doanh online cũng đã có doanh thu cực tốt rồi.
Kinh doanh take-away là hình thức kinh doanh mà đồ ăn/đồ uống được mang đi thay vì được thưởng thức tại nơi làm ra nó
2. Ưu điểm của kinh doanh take-away
Hình thức kinh doanh take-away có nhiều ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Khách hàng khi sử dụng hình thức này có thể tiết kiệm thời gian và công sức chờ đợi món ăn/thức uống, không phải đến tận nơi để lấy đồ nữa. Chủ quán cũng có thể rút ngắn thời gian và công sức tìm khách hàng mới, thậm chí nếu đồ ăn/thức uống ngon thì thương hiệu của họ cũng dễ dàng có được lượng khách hàng trung thành.
- Tiện lợi và linh hoạt: Khách hàng có thể đặt món nhanh chóng qua các app với nhiều hình thức thanh toán khác nhau, khi shipper đến chỉ cần ra cửa nhận đồ, thậm chí với hình thức thanh toán qua thẻ còn không cần phải lo đổi tiền mặt để trả cho shipper. Chủ quán cũng dễ dàng thống kê doanh thu, doanh số bán hàng nhờ các đơn đặt hàng qua app, tránh các sai sót không đáng có như nhập sai số vì mọi thứ đã được tự động bởi hệ thống.
- Tăng khách hàng mới và tăng doanh thu cho thương hiệu: Ngoài bán trực tiếp, kinh doanh theo mô hình take-away sẽ giúp thương hiệu tăng thêm doanh thu và nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng thêm khách hàng mới và dần dần xây dựng lượng khách hàng trung thành.
- Giảm chi phí: Đối với khách hàng, nếu có thể sử dụng mã giảm giá tại các app đặt đồ ăn thì hoàn toàn có thể thưởng thức món đó với giá rẻ hơn thực tế. Về mặt các nhà hàng/quán cà phê, khi kinh doanh take-away sẽ giảm được chi phí nhân lực, mặt bằng và chi phí vận hành.
Kinh doanh take-away mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng lẫn nhà bán hàng
3. Nhược điểm của hình thức kinh doanh take-away
Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng có nhược điểm của nó, kể cả mô hình take-away:
- Giảm trải nghiệm ẩm thực: Đối với nhiều khách hàng, đôi khi không khí tại nhà hàng/quán cà phê mới là thứ khiến họ thực sự yêu thích nơi đó chứ không hẳn là ẩm thực. Chính vì thế khi đặt đồ ăn take-away, họ sẽ khó mà có lòng trung thành với thương hiệu nếu đồ ăn/thức uống không thật sự ngon đặc sắc. Đối với những thương hiệu mà quan trọng trải nghiệm trực tiếp thì với hình thức này sẽ không thể phát huy được hết thế mạnh của mình.
- Giảm chất lượng ẩm thực nếu không có hệ thống vận hành tốt: Các quán cà phê, nhà hàng cần có hệ thống vận hành tốt để kiểm soát được quá trình đơn hàng đến tận tay khách hàng, tránh các trường hợp shipper làm đổ, vỡ hoặc ship quá muộn khiến thức ăn bị nguội, không còn vị ngon như ban đầu.
- Mức độ cạnh tranh cao: Việc đặt đồ ăn/thức uống của khách hàng ở trên app nhiều khi là do voucher giảm giá. Chính vì thế, nếu có 1 quán có mức giá tốt hơn, họ sẽ sẵn sàng đặt đồ ăn để trải nghiệm thử. Hàng tháng đều có rất nhiều quán mới như thế và nếu bạn không có chiến dịch phù hợp khi kinh doanh take-away ở trên các app thì khả năng cao là bạn sẽ khó trụ được với mức độ cạnh tranh trên đây.
- Hao hụt chi phí nếu không cân đối kỹ: Nếu quán của bạn đã chi quá nhiều tiền khi kinh doanh take-away trong vài tháng mà vẫn không thu được lượng khách hàng và doanh thu mong muốn thì bạn cần xem kỹ và cân đối lại chi phí. Hãy nhớ rằng không phải bất kỳ con đường thành công nào cũng như nhau, thương hiệu khác thành công với cách làm đó không có nghĩa bạn cũng tương tự.
Nhược điểm dễ thấy nhất của kinh doanh take-away là làm giảm trải nghiệm ẩm thực
4. Một số thiết bị pha chế cần có trong kinh doanh đồ uống take-away
Đối với những quán kinh doanh đồ uống take-away, trang bị đầy đủ các thiết bị pha chế sẽ giúp bạn kiểm soát được quy trình vận hành lẫn chất lượng đồ uống.
Unibar gợi ý cho bạn 1 số thiết bị pha chế cần có khi kinh doanh đồ uống take-away như sau:
- Máy dập nắp cốc tự động: giúp bạn dễ dàng dập nắp cốc đồ uống nhanh chóng, tiện lợi và chắc chắn. Bạn sẽ không phải lo đồ uống bị tràn ra ngoài trong quá trình vận chuyển. Thiết bị phù hợp với các loại đồ uống như trà, trà sữa, sinh tố, nước ép,… 1 số đồ uống có topping kem phía trên như đồ uống đá xay sẽ không quá phù hợp với kiểu cốc được dập, bạn nên lựa chọn loại cốc có phần nắp hình bán nguyệt.
- Máy định lượng đường: giúp bạn đong chính xác lượng đường nước khi pha chế. Thiết bị phù hợp với tất cả các loại đồ uống có sử dụng nguyên liệu đường.
- Máy đun nước nóng tự động: giúp bạn luôn sẵn có nước nóng để pha trà, trà sữa, cà phê.
- Nồi nấu trân châu tự động: giúp bạn nấu trân châu nhanh chóng, dễ dàng và có thể ủ nóng trân châu trong cả ngày luôn. Ngoài ra, nếu không sử dụng để nấu trân châu, bạn có thể sử dụng thiết bị để nấu các loại topping khác.
Máy dập nắp cốc tự động Unibar UB-99
Máy đun nước nóng tự động Unibar UB-S30L & UB-S60L
Tham khảo các thiết bị pha chế của Unibar:
1. Máy dập nắp cốc tự động Unibar UB-99
2. Máy đun nước nóng tự động Unibar UB-S30L
3. Máy đun nước nóng tự động Unibar UB-S60L
4. Máy đo định lượng đường Unibar UB-18
5. Máy đo định lượng đường Unibar UB-16
6. Nồi nấu trân châu tự động Unibar UBN-8L
7. Nồi nấu trân châu Unibar 5L UBN-5L
8. Nồi nấu trân châu Unibar 16L UBN-16L
————-
Để mua các sản phẩm của Unibar, các bạn liên hệ trực tiếp thông qua hotline, inbox fanpage hoặc mua trực tiếp tại mall của Uni Việt Nam tại các sàn Shopee, Tiki, Lazada.
- Hotline: 19009207
- Fanpage: Thiết bị pha chế Unibar Việt Nam hoặc Uni Việt Nam
- Shopee: https://shopee.vn/uni_official_store
- Lazada:
————-
UNIBAR – Nhà cung cấp thiết bị pha chế hàng đầu Việt Nam
1. Địa chỉ: Tầng 2, Tòa B, Chung cư Đồng Phát Parkview Tower, KCN Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hà Nội
2. Hotline: 19009207
3. Website: unibarvietnam.vn – univietnam.vn
4. Email: info@univietnam.com.vn